Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

HSDPA hay truy nhập gói đường xuống tốc độ cao (tiếng Anh: High-Speed Downlink Packet Access) là một bước tiến nhằm nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ 3 UMTS. HSDPA đôi khi còn được biết đến như là một công nghệ thuộc thế hệ 3.5G. Hiện tại, tốc độ dự liệu đường xuống của HSDPA là 1.8, 3.6, 7.2 và 14.4 Mbit/s. HSDPA được thiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản như tải tệp, phân phối email; dịch vụ tương tác như trình duyệt web, truy nhập server, truy tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu; và dịch vụ Streaming.

Lợi ích và ảnh hưởng

Những lợi ích của HSDPA, nhận thấy rõ trực tiếp từ đầu cuối người sử dụng, tốc độ tối đa gần gấp 5 lần WCDMA và lưu lượng dữ liệu cao có thể lên đến ~10 Mbps với 15 multicode(đa mã). Những lợi ích này dựa trên việc điều chế sử dụng tài nguyên được đưa ra ở hình A:

hình A. so sánh tốc độ phiên bản 4 và 5

Và những nhân tố khác, như việc bao phủ cell, tính lưu động UE(User Equipment: thiết bị người sử dụng), khoảng cách UE từ BS(base station: trạm cơ sở) và số người sử dụng cùng lúc sẽ hầu như ảnh hưởng đến việc đạt được tốc độ cao, trên thực tế thì tốc độ dữ liệu có thể bị chậm hoặc bị lag khi ở cách xa đối tượng sử dụng. Ngoài ra, thì ý nghĩa về độ trễ thấp end-to-end và cải thiện dung lượng cell còn là điểm nổi bật của HSDPA. Nó cho thấy rõ hiệu suất phổ của hệ thống và triệt để hơn trong việc cải thiện dung lượng hệ thống để phù hợp hơn trong việc đưa ra dịch vụ cung cấp data-centric.Mặt khác, HSDPA còn có nhược điểm đó là: mặc dù tương thích chậm, chưa tiên tiến nhưng việc nâng cấp và cải tiến trên air interface(phiên bản 4) và cấu trúc hệ thống thì đã được thông qua và yêu cầu. Các định nghĩa đưa ra từ HSDPA cho cấu trúc mạng UMTS và đặc biệt là air interface có thể được tóm tắt như sau:

Khái niệm cơ bản

Ý tưởng ban đầu của HSDPA xem tại hình B. Trước hết, tại phiên bản 4 của UMTS, lưu lượng dữ liệu có thể được xử lý theo CCH (Common Channels: kênh chung), DCH(Dedicated Channel: kênh dành riêng) và DSCH. Cụ thể là những dịch vụ data-centric, DSCH sử dụng dữ liệu tốc độ thấp có thể được xử lý tốt hơn theo FACH (Forward Access Channel: kênh truy nhập đường xuống) và DCH. Với DCH, tốc độ kênh bit có thể thay đổi dựa trên SF sử dụng cho những mã đã được cấp, sao cho phù hợp. HSDPA chủ yếu đơn giản sử dụng phương pháp ghép theo kênh thời gian để truyền gói dữ liệu theo một kênh riêng trong khi nó

hinh.B Nguyên lý cơ bản của HSDPA

sử dụng một multicode(đa mã) với một SF(Spreading factor: hệ số trải phổ) cố định. Hoạt động này dường như đơn giản, tuy nhiên nó được xem như là một chức năng chính và tập hợp các phương thức để làm cho nó thực tế hơn bằng air interface: dữ liệu đã được ghép kênh sẽ được ghi lại, điều chế, mã hoá, chuyển qua air interface và liên kết vô tuyến được thích ứng, sao cho phù hợp. Kết quả là những cải tiến trong phần đầu của phiên bản 4 UTRAN là không thể thiếu.

Hình C minh hoạ cho những chức năng cơ bản và những phần tử chức năng cụ thể trong phiên bản 5 để thấy hoạt động cơ bản của HSDPA như đã nêu ở trên. Những phần tử chức năng chính của HSDPA gồm: AMC, Fast Packet Scheduling(FPS), HARQ và chuyển vùng cell.

Điều chế thích ứng và mã hoá

hinh.C Những thực thể chức năng chính của HSDPA

Vì vậy, HSDPA được trang bị các phương pháp CQI đã được cải tiến, nó sử dụng CPICH-received(common pilot Channel: kênh dẫn chung) để dẫn thông tin về công suất, kênh đồng bộ, chu kỳ báo cáo thích ứng và tương tác ở lớp cao hơn để đảm bảo hoạt động của AMC ít lỗi hơn. Ngoài ra, HARQ giúp bổ sung cho nhược điểm của AMC bằng cách mang thông tin lớp đường truyền vào trong quy trình.

Yêu cầu lặp tự động lai

Vì thế, trong khi giao thức HARQ thì dựa trên một hệ thống tải xuống không đồng bộ và một hệ thống tải lên đồng bộ, hệ thống được kết hợp dùng trong HSDPA dựa trên phương pháp gia tăng dư thừa. Khi áp dụng Kết hợp Chase, như một biến thể đặc trưng của HARQ, nhu cầu bộ nhớ mềm UE được phân vùng qua HARQ xử lý theo một dạng semi-static (bán tĩnh) thông qua một lớp cao hơn (ví dụ: tín hiệu RRC(Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến)), điều này được hoàn thành khi kết hợp với việc xác định định dạng truyền tải và chọn lọc.

Fast- Scheduling

Chuyển vùng Cell liền mạch

hinh.D Dịch vụ chuyển vùng cell HS-DSCH

Quy trình hoạt động và cấu trúc cơ bản:

hinh.E Quy trình hoạt động cơ bản và phân cấp chức năng của HSDPA

Tham khảo