Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài.
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

WebRTC (Web Real-Time Communication) là một web API được phát triển bởi World Wide Web Consortium (W3C), khả năng hỗ trợ trình duyệt (browser) giao tiếp với nhau thông qua VideoCall, VoiceCall hay transfer data "Peer-to-Peer" (P2P) mà không cần browser phải cài thêm plugins hay phần mềm hỗ trợ nào từ bên ngoài.

Lịch sử Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử của WebRTC là lịch sử của mỗi công ty làm việc ở nhiều mảng khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Các công ty đó trở thành các công ty con cho một dự án lớn.

Tháng năm 2011, Google sử dụng nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật sẵn có của mình đổ vào WebRTC, phát hành dự án mã nguồn mở cho trình duyệt giúp hỗ trợ tương tác với nhau thời gian thực (real-time communications), gọi là WebRTC. Công nghệ này nhằm chuẩn hóa các giao thức IETF vào các API của trình duyệt trong W3C. Đây cũng là thời điểm thúc đẩy việc sáp nhập các công ty con vào dự án, cụ thể là Google mua lại On2 (công ty sáng tạo ra chuẩn video codec VP8), Global IP solutions (công ty được cấp phép phát triển các thành phần cốt lõi nằm trong ngôn ngữ lập trình bậc thấp của WebRTC).

Dự án Chrome WebRTC được Google tạo ra khởi đầu cho các dự án mã nguồn mở mà Google muốn thực hiện, các nhà phát triển lúc này cũng dần bắt đầu chọn G.711, OPUS, và VP8 như một chuẩn video codec mới, nếu muốn hoạt động tốt trên trình duyệt sử dụng các API của WebRTC.

Công ty đầu tiên ứng dụng WebRTC là Ericsson (2011), tháng 12 / 2012, Chrome 23 là phiên bản đầu tiên hỗ trợ các API của WebRTC. Hiện nay (2015), WebRTC hỗ trợ tốt trên trình duyệt Chrome, Opera và Firefox.

Cốt lõi của WebRTC API nằm ở PeerConnection. Nhóm công tác dự án Real-Time Communications mô tả đặc điểm kỹ thuật để phát triển:

Thiết Kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các phần chính của WebRTC bao gồm:

WebRTC API bao gồm chức năng:

Tính đến tháng 3 năm 2015, IETF WebRTC Codec và Truyền thông xử lý yêu cầu dự thảo đòi hỏi phải triển khai để cung cấp PCMA / PCMU (RFC 3551), tổ chức sự kiện như điện thoại DTMF (RFC 4733), và Opus (RFC 6716) codec âm thanh, tối thiểu là H.264 và video codec VP8. Các kênh PeerConnection, dữ liệu và các phương tiện truyền thông API được nói chi tiết trong W3C.

W3C phát triển ORTC (Object thời gian thực Truyền thông) cho WebRTC. Nên WebRTC thường gọi chính xác là WebRTC1.1.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]