Total War: Shogun 2
Nhà phát triểnThe Creative Assembly
Nhà phát hànhSega
Âm nhạcJeff van Dyck
Dòng trò chơiTotal War
Công nghệarscape
Nền tảngMicrosoft Windows
Phát hành15 tháng 3 năm 2011
Thể loạiChiến lược theo lượt
Chiến thuật thời gian thật
Chế độ chơiChơi đơn
Chơi nối mạng

Total War: Shogun 2 là một trò chơi chiến lược được phát triển bởi The Creative Assembly và được phát hành bởi Sega. Đây là phiên bản mới nhất trong series Total War. Nội dung chính của trò chơi được lấy lại bối cảnh Nhật Bản thời kỳ Sengoku jidai-"Chiến quốc" vào thế kỷ 16 từ trò chơi Total War đầu tiên, Shogun: Total War, sau khi một loạt trò chơi dòng Total War trước đây đều được lấy bối cảnh từ châu Âu. The Creative Assembly đã áp dụng Binh pháp Tôn Tử vào trò chơi, điều đó trở nên quan trọng khi người chơi bắt đầu một trận đánh. Trò chơi được phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2011. Bản mở rộng Fall of the Samurai được phát hành một năm sau đó vào ngày 23 tháng 3 năm 2012.

Khác với những phiên bản thuộc dòng Total War trước, người chơi sẽ chọn một mười gia tộc có thật trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ 16 thay vì chọn những đế quốc khác nhau. Điểm giống với các trò chơi tiền nhiệm là người chơi thống nhất Nhật Bản và giành lấy ngôi hiệu Shōgun bằng sức mạnh quân sự, chính trị, ngoại giao, gián điệpkinh tế của mình. Khi chơi một chiến dịch đi thì trò chơi mang thể loại chiến lược theo lượt nhưng khi vào trận đánh thì trò chơi sẽ trở thành chiến thuật thời gian thực với khả năng điều khiển hàng ngàn quân. Trò chơi được thiết kế với cấu hình tốt. Ngoài ra, tính năng mới của trò chơi là "Avatar Conquest", tại đây người chơi có thể tạo đội quân riêng cho mình và chiến đấu với các người chơi khác ở bất cứ đâu trên thế giới thông qua Internet. Các chiến dịch chính đều tập trung vào việc thống nhất Nhật Bản. Ngoài ra người chơi cũng có thể chọn để tham gia vào các trận đánh có thật trong lịch sử thời cận đại.

Shogun 2 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ khi phát hành và một số đánh giá đây là một trong số các trò chơi chiến lược hàng đầu vào thời điểm trò chơi được phát hành. Các lời khen chủ yếu xoay quanh chiều sâu của chiến lược và độ rộng của chiến trường, hiệu ứng hình ảnh và độ chính xác về mặt lịch sử. Việc chiến đấu bằng gươm giáo lẫn với súng đạn được cho lên thành cách chiến đấu chính chứ không phải chỉ là phụ như các phiên bản Total War trước đã nhận được sự đón nhận tốt và được xem là thành công.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung Shogun 2 xoay quanh lịch sử Nhật Bản trong thế kỷ 16, sau khi cuộc chiến tranh Ōnin kết thúc. Đất nước bị chia cắt thành nhiều lãnh thổ dưới sự cại trị của những gia tộc cát cứ địa phương. Người chơi sẽ phải chọn một trong những gia tộc trên, với mục tiêu tiêu diệt các phe phái khác, và đích đến là tuyên bố quyền cai trị Nhật Bản. Phiên bản chuẩn của trò chơi gồm tổng cộng tám phe phái khác nhau (cộng với một nhóm thứ chín tại hướng dẫn cách chơi). Mỗi gia tộc đều hùng cứ một phương, và có sức mạnh chính trị và quân sự khác nhau. Các phiên bản giới khác bao gồm thêm một gia tộc Ninja, Hattori, hoặc Ikko-Ikki.[2][3]

Nội dung trò chơi không được lấy bối cảnh châu Âu như các trò chơi dòng Total War khác trước đây mà quay trở lại thiết lập ban đầu của series Total War, các yếu tố chơi game cốt lõi của Shogun 2 đều được thay đổi đáng kể. Ví dụ, để phản ánh phong cách đánh trận phương đông, AI của game được thiết kế dưa trên các nguyên tắc từ Binh pháp Tôn Tử. Ngoài ra, khác với Empire: Total War (người chơi có thể chinh phạt gần như mọi nơi trên toàn thế giới), thì thiết kế của Shogun 2 chỉ tập trung trên quần đảo Nhật Bản (trừ Hokkaido).[2]

Total War: Shogun 2 không đơn thuần chỉ dựa vào chiến trận và sức mạnh quân đội đàn áp như trong các phiên bản Total War trước đó mà bạn cần phải tính đến nhiều yếu tố khác nữa, điển hình nhất chắc chắn là khả năng ngoại giao, khả năng kiểm soát, cân bằng kinh tế. Trong lĩnh vực ngoại giao bao gồm cả mặt đối nội và đối ngoại chứ không chỉ "thích liên minh với ai thì liên minh, thích đánh ai thì đánh" - tình trạng xảy ra rất nhiều trước kia. Có thể nói, Total War: Shogun 2 hay cũng một phần không nhỏ nhờ vào yếu tố này.

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi sẽ bắt đầu vào năm 1545, tùy vào gia tộc đã chọn, người chơi sẽ có những lợi thế cũng như bất lợi riêng, trong đó một số gia tộc sẽ bị "đè bẹp" ngay từ đầu nếu bất cẩn. Một ví dụ nhỏ là Oda: bị bao vây bốn phía bởi nhiều gia tộc khác, Oda sẽ bị tiêu diệt ngay lượt đi thứ hai của bạn, không có bất kì cơ hội nào cho chàng Oda Nobunaga danh tiếng "xuất đầu lộ diện" trong lịch sử. Tuy nhiên, trò chơi cung cấp sẵn một thước đo đánh giá độ khó của phần chơi chiến dịch của từng gia tộc xuất hiện ngay khi bạn đọc những thông tin cơ bản về gia tộc mà mình định chọn.[4]

Chiến dịch của gia tộc Oda trong Total War: Shogun 2

Với lối chơi kết hợp giữa chiến lược theo lượtchiến lược thời gian thực, người chơi phải tính toán sao cho gia tộc của mình phát triển nhanh hết mức có thể. Các công tác đối nội thực sự không quá phức tạp, trong đó đáng chú ý nhất là chỉ số hạnh phúc của dân. Phụ thuộc vào nhiều thứ như sự sợ sệt hoặc kính nể của họ với lãnh chúa, lượng quân đội đóng trong thành, các đơn vị đặc biệt như Metsuke hay Thầy tu, sản lượng lương thực bạn chỉ có thể yên tâm chĩa vũ khí về phía kẻ thù một khi chỉ số này đủ cao để người dân không nổi loạn. Kế đến, người chơi chỉ cần phải chú ý đến những việc vặt vãnh như giữ cho các con đường thông thương luôn được nâng cấp tối đa, phân bố những công trình phụ đúng chỗ, chẳng hạn xây các nông trường cấp cao nhất ở những vùng đất màu mỡ, xây cảng biển gần các điểm buôn bán với nước ngoài.[5]

Tiền bạc có vai trò rất quan trọng, và có thể kiếm được bằng hai cách: từ thuế thu trong lãnh thổ, và từ giao thương với các gia tộc khác hoặc với nước ngoài. Cũng vì vậy, nếu bạn là một gia tộc hùng mạnh, bạn hoàn toàn có thể dùng các biện pháp ngoại giao gây áp lực buộc các gia tộc nhỏ phải ngừng buôn bán với đối thủ của mình, từ đó phá hủy nền kinh tế kẻ thù mở đường cho việc xâm lăng quân sự, hay chỉ đơn giản là kích động dân chúng nổi loạn, khiến quân đội làm phản để có được cuộc chiếm đóng ít hao binh tổn tướng nhất có thể. Người chơi còn có khả năng "kéo bè kết cánh" lập nên những liên minh quân sự, tăng cường sự bền vững của liên minh từ đơn giản như trực tiếp dùng tiền mua chuộc đến phức tạp như các hiệp ước thông thương, đám cưới chính trị, trao đổi con tin.[4]

Total War: Shogun 2 có một tính năng hết sức độc đáo: trong những trận đánh của phần chơi chiến dịch, nếu chán những đối thủ AI quá dễ dàng bắt bài, người chơi có thể tìm một người bạn để vào vai đối thủ. Chơi mạng cũng chính là cái hay nhất của mọi trò chơi chiến thuật, bởi thử thách thực sự không bao giờ đến từ những đối thủ máy được "gian lận" tài nguyên. Dù đánh nhau trên mặt nước hay trên bộ, những thao tác của một bộ não thực thụ luôn luôn linh hoạt và có chiều sâu hơn những bước đi của AI được lập trình sẵn, bởi trong cả dòng game Total War, AI chưa bao giờ là thứ xuất sắc nhất của trò chơi.[6]

Các gia tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia tộc này vốn là một trong những gia tộc đầu tiên tiếp nhận đạo Cơ-đốc từ những thương nhân Bồ Đào Nha (cùng với gia tộc Tanegashima). Từ sau lần những người Bồ Đào Nha trở lại Nhật Bản với những mẫu súng Hỏa thằng Bồ Đào Nha mới nhất thì chính gia tộc này cũng đã dành sự ưu ái đặc biệt cho những người Bồ Đào Nha này. Các đơn vị lính đánh thuê Bồ Đào Nha, lính súng hỏa mai (gồm các Samurai theo Cơ-đốc giáo, các lính đánh thuê Nanban) được giảm chi phí tuyển mộ và dưỡng hộ cùng khả năng chiến đấu rất cao với những chiến thuật súng kinh người.

Chơi nối mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Người chơi có thể giao tiếp với nhau thông qua Steam, thậm chí gặp gỡ ngay trong chiến trường nhờ vào hệ thống drop out – drop in player. Ví dụ nếu người chơi đang chơi phần chơi đơn của chiến dịch và bắt đầu một trận đánh lớn, hẳn nhiên, máy tính chưa bao giờ là đối thủ của một người chơi có kinh nghiệm. Thế nhưng với hệ thống drop in, một người chơi bất kỳ đang online trên mạng Steam sẽ nhận được yêu cầu sử dụng quân đội của máy chống lại bạn. Đây là một tính năng đã có từ thời Napoleon: Total War nhưng chưa được đánh giá cao như phiên bản Shogun 2. Và thế là cuộc chiến đang từ người chơi vs AI biến thành người chơi và người chơi.[17]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồ họa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh là yếu tố mà người chơi dễ dàng nhận định nhất khi đánh giá một trò chơi. Đối với Total War: Shogun 2, tất cả những gì game thủ nhận thấy là vẻ đẹp tuyệt vời trong cách tạo hình nước Nhật thời kỳ Sengoku bên cạnh sự chân thực về lịch sử. Sử dụng rất nhiều chuyên gia và cố vấn hàng đầu về lịch sử Nhật Bản, Creative Assembly đã tạo nên cả một bức tranh sống động về thời đại của các Samurai, nơi các sứ quân hùng cứ bốn phương tranh vị trí Shōgun. Vẻ mặt của từng người lính, ánh sáng phản chiếu trên cây rừng, trên áo giáp của các Samurai đều được dựng lại cực kỳ chi tiết và ấn tượng. Mặc dù vậy, nhưng người chơi vẫn có thể chơi một cách tốt nhất trên cả máy cấu hình trung bình. Nếu bạn chỉ quan tâm đến yếu tố chiến thuật thì rõ ràng đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Người chơi lại có thể thưởng thức những trận kịch chiến giữa các Samurai với nhau ở mức độ phóng to gần hơn trên những máy tính có cấu hình cao. Cử động của từng người lính, đặc biệt là trong các pha giao tranh. Các kỹ thuật sử dụng Katana, Yari, No-dachi hay Naginata đều được mô phỏng chính xác nhờ các chuyên gia võ thuật tại Học viện kiếm đạo Anh. Không chỉ có cử động trong những pha đánh nhau mà ngay cả lối di chuyển của các chiến binh Nhật cũng toát lên vẻ sống động, mỗi người mỗi vẻ chứ không phải là cả khối như một.

Âm thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần âm thanh của Total War: Shogun 2 được Jeff Van Dyck đảm nhiệm, người cũng thực hiện vai trò đó cho tất cả các trò chơi trong loạt Total War. Âm nhạc cho trò chơi được chia thành hai loại. Đối với âm nhạc "trong trò chơi", nhóm nghiên cứu của Dyck lấy yếu tố âm nhạc từ nhiều nền văn hóa và kết hợp chúng để tạo ra một âm thanh hỗn hợp. Âm nhạc "ngoài-trò chơi" được thiết kế để được duy nhất để các nền văn minh trong câu hỏi. Chiến dịch dựa trên các số liệu lịch sử sẽ bao gồm "một nhà chủ đề ít nhất sẽ được bắt nguồn từ văn hóa [của nhân vật] ". Những đoạn nhạc đầy cảm hứng xen lẫn với những giai điệu êm đềm của đồng quê là nguồn động lực mãnh liệt cho các người chơi Total War. Bên cạnh âm nhạc hoàn hảo, âm thanh trong game cũng quá hoàn hảo. Creative Assembly đã sử dụng hoàn toàn tiếng Nhật cho phần lồng tiếng các đơn vị quân trong game. Với những người chơi biết tiếng Nhật hay dù không biết đi nữa, họ cũng thấy như vậy thú vị hơn nhiều so với một phiên bản toàn tiếng Anh. Nhìn chung, game vẫn còn một số lỗi như bị thoát ra ngoài desktop sau mỗi trận đánh quá lớn hay lỗi tìm đường của các đơn vị quân.[18]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Total War: Shogun 2 đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Nó nhận đánh giá 90% từ Metacritic và 89,33% từ GameRankings. Nhà phê bình GameSpot Daniel Shannon đã gọi nó là "trò chơi Total War hay nhất". Alan Blair (Chủ nhiệm phần lập trình), Kevin McDowell (Chủ nhiệm phần đồ họa) và Scott Pitkethley (Chủ nhiệm mảng) đã giành giải BAFTA cho Total War: Shogun 2 với tư cách là trò chơi chiến lược hay nhất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Shogun 2: Total War system requirements revealed”. PC Gamer. 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập 1 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ a b Steve Butts (2 tháng 6 năm 2010). “Shogun 2: Total War First Look”. IGN. Truy cập 1 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Graham Smith (ngày 23 tháng 6 năm 2010). “Shogun 2: Total War preview - The master returns”. PC Gamer. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ a b Garner (20 tháng 6 năm 2011). “Total War: Shogun 2 Review”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2011. Truy cập 7 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ Anthony Gallegos (10 tháng 9 năm 2010ccessdate=1 tháng 8 năm 2011). “Shogun II: Total War Campaign Preview”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ “Thông tin trò chơi”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2012. Truy cập 2 tháng 7 năm 2010.
  7. ^ “Oda”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ “Shimazu”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ “Mōri”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ “Tokugawa”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  11. ^ “Takeda”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  12. ^ “Uegusi”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Date”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  14. ^ “Chosokabe”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  15. ^ “Hojo”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  16. ^ “Hattori”. Bách khoa toàn thư Total War. Sega. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.[liên kết hỏng]
  17. ^ “Vì sao không nên ham bản "crack" Shogun 2: Total War?”. Truy cập 2 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  18. ^ “Đánh giá Total War: Shogun 2 – Xứng đáng với 10 năm chờ đợi”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2012. Truy cập 2 tháng 7 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]