Herbert A. Simon
SinhHerbert Alexander Simon
(1916-06-15)15 tháng 6, 1916
Milwaukee, Wisconsin, Hoa Kỳ
Mất9 tháng 2, 2001(2001-02-09) (84 tuổi)
Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Chicago
Nổi tiếng vìLý thuyết logic máy
Vấn đề chung Solver
tính hợp lý giới hạn
Giải thưởngGiải Turing 1975
Giải Nobel Kinh tế 1978
Huân chương Khoa học Quốc gia 1986
Giải Lý luận von Neumann 1988
Sự nghiệp khoa học
NgànhTrí tuệ nhân tạo
nhận thức tâm lý
khoa học máy tính
kinh tế
khoa học chính trị
Nơi công tácĐại học Carnegie Mellon
Đại học California, Berkeley
Viện công nghệ Illinois
Người hướng dẫn luận án tiến sĩHenry Schultz
Cố vấn nghiên cứu khácRudolf Carnap
Nicholas Rashevsky
Harold Lasswell
Charles Merriam[1]
John R. Commons[2]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngEdward Feigenbaum
Allen Newell
Richard Waldinger[3]
John Muth

Herbert Alexander Simon (15/6/1916 – 9/2/2001) là một nhà khoa học chính trị, kinh tế, xã hội học, tâm lý học người Mỹ và đặc biệt là giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon—nơi ông có các nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như nhận thức tâm lý, khoa học nhận thức, khoa học máy tính, hành chính, kinh tế, quản lý, khoa học triết học, xã hội họckhoa học chính trị. Với gần một ngàn ấn phẩm thường xuyên được trích dẫn, ông là một trong những nhà khoa học xã hội có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.[4]

Simon là một trong những người sáng lập ra một vài lĩnh vực khoa học quan trọng ngày nay, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, xử lý thông tin, ra quyết định, giải vấn đề, kinh tế học sức chú ý, lý thuyết tổ chức, hệ thống phức hợp, và mô phỏng trên máy tính các phát hiện khoa học. Ông đã đặt ra thuật ngữ tính hợp lý giới hạn'satisficing, và là người đầu tiên phân tích kiến trúc phức tạp và đề xuất một cơ chế đính kèm ưu đãi để giải thích các phân bố luật công suất.[5]

Ông cũng nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong suốt cuộc đời mình. Bao gồm: thành viên Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1959;[6] được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vào năm 1967;[7] giải Turing của ACM cho "đóng góp cơ bản về trí tuệ nhân tạo, tâm lý nhận thức của cong người, và xử lý danh sách"(1975); giải Nobel kinh tế "cho nghiên cứu tiên phong của ông vào quá trình ra quyết định trong các tổ chức kinh tế" (1978); huân chương Khoa học Quốc gia (1986); và giải thưởng APA cho các đóng góp nổi bật suốt đời về tâm lý học (1993).

Như một minh chứng cho phương pháp tiếp cận liên ngành của mình, Simon đã liên kết các khoa của Carnegie Mellon như Trường Khoa học máy tính Carnegie, Trường kinh doanh Tepper, khoa triết học, khoa học Xã hội và quyết định, và tâm lý học.

Simon còn được nhận bằng Tiến sĩ Luật danh dự (LL.D.) từ Đại học Harvard vào năm 1990.

Các tác phẩm xuất bản nổi tiếng

– 4th ed. in 1997, The Free Press
– Reprinted in 1982, In: H.A. Simon, Models of Bounded Rationality, Volume 1, Economic Analysis and Public Policy, Cambridge, Mass., MIT Press, 235–44.

Ghi chú

  1. ^ Herbert Simon, "Autobiography", in Nobel Lectures, Economics 1969–1980, Editor Assar Lindbeck, World Scientific Publishing Co., Singapore, 1992.
  2. ^ Forest, Joelle, "John R. Commons and Herbert A. Simon on the Concept of Rationality", Journal of Economic Issues Vol. XXXV, 3 (2001), pp. 591–605
  3. ^ “Herbert Alexander Simon”. AI Genealogy Project. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ Simon, Herbert A. (1978). Assar Lindbeck (biên tập). Nobel Lectures, Economics 1969–1980. Singapore: World Scientific Publishing Co. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Simon, H. A., 1955, Biometrika 42, 425.
  6. ^ http://www.amacad.org/publications/BookofMembers/ChapterS.pdf
  7. ^ National Academy of Sciences. Nas.nasonline.org. Truy cập 2013-09-23.

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Carnegie Mellon